logoPP
Bộ lọc Chọn thời gian
Loại nhà/ phòng
Vui lòng chọn khoảng giá
$
$
Chi tiết phòng
Bất kỳ
1
2
3
4
5
6
7
8
Bất kỳ
1
2
3
4
5
6
7
8
từ m - m
từ -
Chọn số lượng khách

Kintsugi - Nghệ thuật mạ vàng gốm sứ

Ngày cập nhật: 20/04/2022

Kintsugi (金継ぎ, きんつぎ, "đồ thủ công bằng vàng"), cũng được biết như Kintsukuroi (金繕い, きんつくろい, "sự sửa chữa bằng vàng"),là một nghệ thuật truyền thống về việc sửa chữa đồ gốm bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc, và bạch kim.

1Nguồn gốc:

Theo những tài liệu của người Nhật ghi lại, kỹ thuật Kintsugi được khởi nguồn từ thời đại Muromachi (từ thế kỉ 14 – 16) thời kì đỉnh cao của văn hóa trà đạo. Bắt nguồn từ việc tướng quân Ashikaga Yoshimasa làm vỡ chén uống trà yêu thích nhất, để có thể phục hồi được chén trà yêu thích của mình ngài đã gửi những mảnh vỡ của nó sang Trung Quốc để sửa chữa. Tuy nhiên, khi nhận lại món đồ ngài chỉ nhận được một chiếc chén với những vết vá bằng kim loại vô cùng xấu xí. Để có thể cứu vãn được vật mình yêu thích, ngài đã yêu cầu những người thợ Nhật Bản tìm ra phương thức sửa chữa mới, đây chính là tiền đề cho kỹ thuật Kintsugi được ra đời.
Với sự phát triển của nghệ thuật Kintsugi, các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau, phần lớn trong đó là từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc. Các dấu hiệu sau khi sửa chữa được gọi là keshiki (hoa văn); Bằng việc hàn gắn và mạ vàng các vết nứt vỡ, Kintsugi đã nâng cao giá trị cho đồ gốm.

2. Triết lý văn hóa:

Kintsugi truyền tải với thông điệp: Một thứ hoặc một vật nào đó bị hỏng đều có nguyên do đằng sau nó, nhưng nó không hẳn là nó trở thành phế liệu, điều quan trọng là ta có biết biến nó trở thành vật vô giá hay không tùy thuộc vào thái độ ta chấp nhận và cách ta làm

3. Phương pháp:

Theo đó, những người thợ thủ công Nhật Bản mài dũa những mảnh gốm hay sơn mài đã vỡ và ghép chúng lại với nhau bằng hỗn hợp loại “nhựa” bí truyền (resin) hoặc sơn mài trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Những món đồ sau khi ghép sẽ không những lành lặn mà còn đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu và trở thành một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

4. Các kỹ thuật phục chế trong Kintsugi

a. Phương pháp phục hồi (ひび): Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi, bằng việc gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ gồm bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng.

b. Phương pháp thay thế ( 欠けの金継ぎ例): Phương pháp này được dùng trong trương hợp không có mảnh vỡ cùng loại. Theo đó, các nghệ nhân sự dùng toàn bộ là loại “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng – sơn mài để hoàn thiện tác phẩm.

c. Phương pháp ghép lai (呼び継ぎ): Là việc dùng các mảnh vỡ có chất liêuj tương tự nhưng hoa văn khác với sản phẩm được ghép. Phương pháp này đòi hỏi sự tinh tế của người nghệ nhân vì phải lựa chọn những mảnh vỡ phù hợp và tương đồng về màu sắc, bố cục, mang đến giá trị nghệ thuật cao cho tác phẩm.

Vẻ đẹp của sự hàn gắn phụ thuộc vào cách thức ta thực hiện và thái độ ta chấp nhận. Bạn có thể chọn hàn gắn theo cách của bạn, mỗi người sẽ có cách hàn gắn khác nhau, nhưng cách nào cũng sẽ cho bạn một sản phẩm hoàn mỹ và khác biệt.